Tại các buổi giao lưu chia sẻ về cơ hội việc làm của ngành hàng không cùng các em học sinh, sinh viên tại các trường THPT, cao đẳng, đại học. Bà Nguyễn Thị Thuý: CTHĐQT Công Ty Cổ Phần Đào Tạo Và Cung Ứng Nhân Lực Hàng Không Việt Nam ATL đã chia sẻ và nhấn mạnh điểm sáng của ngành hàng không trong giai đoạn hiện nayLý do tại sao trong giai đoạn hiện nay ngành hàng không Việt Nam nói riêng cũng như ngành hàng không trên thế giới nói chung, đặc biệt là các nước phát triển hàng đầu thế giới rất trú trọng và quan tâm đến việc đầu tư và phát triển ngành hàng không. Bởi những lý do sau:
Một là: Kinh tế và thương mại toàn cầu.
Bởi hàng không là huyết mạch của thương mại toàn cầu. Hàng không vận chuyển hàng hóa nhanh chóng giữa các quốc gia và châu lục, hỗ trợ thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đáp ứng nhu cầu du lịch quốc tế Ngành hàng không thúc đẩy ngành du lịch, mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế thông qua dịch vụ, khách sạn, và các hoạt động liên quan.
Đáp ứng nhu cầu việc làm. Hàng không tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp (phi công, kỹ sư, nhân viên hàng không) và gián tiếp (du lịch, logistics)…
Hai là : Đáp ứng nhu cầu công nghệ và đổi mới
Là đòn bảy, là lực phát triển công nghệ cao. Ngành hàng không yêu cầu công nghệ tiên tiến trong thiết kế, sản xuất, và vận hành
Ví dụ : Vật liệu mới, động cơ tiết kiệm nhiên liệu, trí tuệ nhân tạo trong quản lý không lưu …..Điều này thúc đẩy nghiên cứu và sáng tạo.
Ứng dụng quân sự, công nghệ hàng không dân dụng thường liên quan chặt chẽ đến công nghệ quốc phòng, từ máy bay chiến đấu, vệ tinh đến tên lửa.
Đổi mới xanh – Cuộc cách mạng xanh, nhiều nước đang đầu tư vào các giải pháp hàng không bền vững, như máy bay chạy bằng năng lượng sạch hoặc nhiên liệu sinh học.
Ba là : Kết nối và phát triển xã hội
Gắn kết cộng đồng quốc tế. Hàng không rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế.
Hỗ trợ phát triển vùng sâu,vùng xa…
Ở các quốc gia phát triển, hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực khó tiếp cận bằng đường bộ hoặc đường sắt.
Bốn là : Cạnh tranh và vị thế toàn cầu
Ngành mũi nhọn. Hàng không được coi là một biểu hiện của sự hiện đại và vị thế công nghiệp của một quốc gia. Những nước dẫn đầu ngành này thường có ảnh hưởng lớn đến các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế.
Ví dụ thực tiễn
Mỹ: Đầu tư mạnh vào Boeing và các sân bay lớn để duy trì vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng không và không gian.
Châu Âu : Airbus là đối thủ chính của Boeing, cho thấy tầm quan trọng của ngành hàng không trong liên minh kinh tế và chính trị EU.
Trung Quốc: Đầu tư mạnh vào COMAC để giảm phụ thuộc vào Boeing và Airbus, đồng thời phát triển các sân bay lớn nhằm trở thành trung tâm hàng không quốc tế.
Trong đó thì Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có nhiều lợi thế để lựa chọn và phát triển ngành hàng không mang tính hiệu quả, lâu dài và bền vững.
1 là : Vị trí địa lý chiến lược
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Hệ thống cảng hàng không nằm gần các tuyến hàng không quốc tế nhộn nhịp, dễ dàng kết nối với các trung tâm kinh tế và thương mại toàn cầu.
2 là : Sự tăng trưởng kinh tế và nhu cầu vận tải hàng không
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực, với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định, kéo theo nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường hàng không.
Tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, tạo nhu cầu lớn cho các chuyến bay nội địa và quốc tế.
3 là : Tiềm năng du lịch của Việt Nam
Diện tích của biển lớn gấp 3 lần diện tích của đất liền. Những bãi biển trải dài cùng với cảnh đẹp thiên nhiên vừa hoang sơ vừa hùng vĩ, có thể nói đâ là điểm đến hấp dẫn với lượng du khách quốc tế tăng trưởng đều đặn nhờ các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa và hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Du lịch nội địa cũng phát triển mạnh, tạo cơ hội mở rộng các tuyến bay trong nước.
4 là : Hạ tầng hàng không ngày càng được nâng cấp
Các sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng liên tục được mở rộng và nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải.
Dự án sân bay Long Thành – một trong những cảng hàng không lớn nhất khu vực sẽ đóng vai trò trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế trong tương lai.
5 là : Nguồn lao động dồi dào và chi phí cạnh tranh cao.
Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và dễ tiếp thu công nghệ mới, sẵn sàng phục vụ trong ngành hàng không.
Chi phí nhân công và vận hành tại Việt Nam cạnh tranh hơn so với nhiều nước trong khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không trong và ngoài nước.
6 là : Chính sách hỗ trợ của chính phủ
Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển ngành hàng không với các chính sách khuyến khích đầu tư, mở cửa thị trường cho các hãng hàng không tư nhân và nước ngoài.
Việc ký kết nhiều hiệp định thương mại và hàng không quốc tế giúp tăng cường kết nối và mở rộng mạng lưới bay.
Với những lợi thế về vị trí, hạ tầng, kinh tế và chính sách, Việt Nam có cơ hội lớn để phát triển ngành hàng không thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi thế, cần đầu tư mạnh vào hạ tầng, nguồn nhân lực, và ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Công Ty Cổ Phần Đào Tạo Và Cung Ứng Nhân Lực Hàng Không Việt Nam ATL đã không ngừng nỗ lực trong việc tìm kiếm, lựa chọn các đối tác ( DN ) uy tín trong và ngoài nước, thoả thuận ký kết hợp tác tuyển sinh, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu, mục tiêu chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo về mặt “ Đức -Trí – Thể – Mỹ ” đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam nói riêng cũng như ngành hàng không quốc tế nói chung.